Tham quan đầm An Khê


Giá từ 100/khách

100đ/ khách (quý khách tự do lựa chọn phương tiện tham quan như ghe chèo, sup, thuyền máy…)

Giá chưa bao gồm VAT, có giá trị đến hết ngày 30/10/2020

Mô tả

Đầm An Khê là đầm nước ngọt cạnh biển lớn nhất Việt Nam, đầm nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ngãi. Cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 55km. Đầm An Khê thuộc xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đầm An Khê có vị trí toạ độ: 140 423-140 44 Vĩ độ Bắc và 109° 05’-109° 06° Kinh độ Đông. Đầm An Khê về phía Tây giáp Quốc lộ 1A, phía Đông giáp với đồi cát có dãy rừng phòng hộ ven biển, đầm An Khê có lạch nước đổ ra Cửa Lỗ; về phía Bắc đầm An Khê giáp thôn Phú Long và thôn Diên Trường của xã Phổ Khánh, phía Nam giáp thôn Long Thạnh 2 và Long Thạnh 1 phường Phổ Thạnh. Đầm An Khê có diện tích mặt nước là 347,6ha (số liệu đo đạc năm 2015), là đầm nước ngọt nửa kín nửa hở, chiều sâu mực nước trong đầm từ 0,5m đến 4m.

Hoạt động chèo sup trên đầm An Khê được nhiều bạn trẻ yêu thích                                                                                                                                                                                                                                               Đầm An Khê với nguồn lợi thủy sản phong phú đã giúp cho nhiều người dân tại đây có cuộc sống tốt hơn, thậm chí nhiều người có thu nhập chục triệu hằng tháng, nhưng không phải nghề nào trên đầm cũng có thu nhập như nhau, từng nghề có mức thu nhập không cao nhưng mỗi hộ gia đình đã biết kết hợp một lúc nhiều nghề với nhau như: Nò, lưới, lờ,… Vai trò nổi bật của đầm An Khê là nguồn lợi thủy sản – đảm bảo thực phẩm của nhân dân sống quanh đầm, là sinh kế của hơn hai trăm hộ dân các thôn Phú Long, Diên Trường (Phổ Khánh) và Long Thanh 1, Long Thạnh 2 (Phổ Thạnh) với các hoạt động như khai thác, nuôi trồng và thu mua thủy sản từ đầm. Đầm An Khê là một , và thu mua hồ nước ngọt rộng lớn, là nơi chuyển tiếp hệ sinh thái trên cạn và biển, cùng tồn tại trong một tổng thể các hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước mặn và sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đồng thời, trong một khu vực miền Trung với đặc trưng khô hạn và nóng, đầm An Khê có vai trò hết sức quan trọng với sự cân bằng nước của vùng, điều hòa không khí nhất là trong các tháng hè cực kỳ khô nóng.

Đầm An Khê là điều kiện thiên nhiên cơ bản để hình thành nên các di tích văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa Việt ở xung quanh đầm. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã định cư xung quanh đầm An Khê trong khoảng 1.000 năm từ sơ kỳ đồng thau cách nay khoảng 3.000 năm đến thế kỷ 1 đầu Công nguyên,đó là các di tích di chỉ Long Thạnh, Phú Khương, Thạnh Đức. Các di tích văn hóa Champa hình thành xung quanh đầm An Khê như tháp Núi Một, tháp Gò Đá, miếu Chăm, bia Vũng Bàng, hệ thống giếng nước Champa, Cầu Đá, con đường cổ Sa Huỳnh, ChamPa, hệ thống mương dẫn nước cổ. Văn hóa Việt hình thành xung quanh đầm An Khê như miếu Thành Hoàng, dinh Thủy Long, dinh bà chúa Yàng, dinh bà Thiên Y A Na, lăng thờ caá Ông, cùng các di sản phi vật thể nghề gốm Chỉ Trung, nghề muối Sa Huỳnh, hát Bả Trạo, Sắc Bùa, hát Hố cùng hàng loạt các di sản phi vật thể văn hóa Việt khác. Đầm An Khê có vai trò A quan trọng trong sinh kế của người dân địa phương, họ sống gắn bó với đầm An Khê, chèo thuyền, đánh bắt cá, chế biến món ăn dân dã địa phương.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tham quan đầm An Khê”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *