Vì sao chúng tôi đến du lịch Phổ Khánh?
Vùng nông thôn yên bình sẽ mang đến cho Quý khách những trải nghiệm thú vị thông qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm cùng cộng đồng người dân bản địa. Đầm An Khê sẽ là điểm đến tuyệt vời, thỏa mãn nhu cầu của những du khách yêu chuộng sự hoang sơ và văn minh.
Mọi hoạt động, dịch vụ trải nghiệm tại Phổ Khánh đều có sự tham gia, xây dựng và phát triển bởi cộng đồng người dân bản địa nhằm mang tới cho du khách những trải nghiệm nguyên bản, độc đáo được lồng ghép những câu chuyện về văn hóa, lịch sử, di sản, địa chất của chính mảnh đất này
TOUR
Sa Huỳnh – Hành trình về với 3.000 năm văn hóa
Khởi hành: Mỗi ngày
Thời gian: 1 ngày
Sa Huỳnh – Hành trình về với 3.000 năm văn hóa
Khởi hành: Mỗi ngày
Thời gian: 1 ngày 1 đêm
Sa Huỳnh – Hành trình về với 3.000 năm văn hóa
Khởi hành: Mỗi ngày
Thời gian: 2 ngày 1 đêm
Khởi hành: Mỗi ngày
Thời gian: 2 ngày 1 đêm
Đối tượng: Học sinh, Sinh viên
ĐIỂM THAM QUAN

Sông lạch Cửa lỗ
Lạch An Khê – sông Cửa Lỗ năm sát Quốc lộ 1A 2m về hướng Đông, là lạch thoát nước từ đầm An Khê ra biển nhỏ, hẹp với diện tích 58,5ha, cuối con lạch là cửa đầm – người địa phương gọi là Cửa Lỗ, cửa này hầu như kín quanh năm. Vào mùa mưa lũ nước trong đầm dâng cao hơn so với mùa nước kiệt nước khoảng 1m, lúc này người dân ven đầm thuộc thôn Phú Long sẽ phải khơi thông Cửa Lổ cho nước thoát ra biển. Lạch An Khê – sông Cửa Lỗ là môi trường sinh sống sống của nhiều loại thuỷ sản như hến, rạm, cá ngạnh…,

Đầm An Khê
Đầm An Khê là điều kiện thiên nhiên cơ bản để hình thành nên các di tích văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa Việt ở xung quanh đầm. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã định cư xung quanh đầm An Khê trong khoảng 1.000 năm từ sơ kỳ đồng thau cách nay khoảng 3.000 năm đến thế kỷ 1 đầu Công nguyên,đó là các di tích di chỉ Long Thạnh, Phú Khương, Thạnh Đức. Các di tích văn hóa Champa hình thành xung quanh đầm An Khê như tháp Núi Một, tháp Gò Đá, miếu Chăm, bia Vũng Bàng, hệ thống giếng nước Champa, Cầu Đá, con đường cổ Sa Huỳnh, ChamPa, hệ thống mương dẫn nước cổ. Văn hóa Việt hình thành xung quanh đầm An Khê như miếu Thành Hoàng, dinh Thủy Long, dinh bà chúa Yàng, dinh bà Thiên Y A Na, lăng thờ caá Ông, cùng các di sản phi vật thể nghề gốm Chỉ Trung, nghề muối Sa Huỳnh, hát Bả Trạo, Sắc Bùa, hát Hố cùng hàng loạt các di sản phi vật thể văn hóa Việt khác. Đầm An Khê có vai trò A quan trọng trong sinh kế của người dân địa phương, họ sống gắn bó với đầm An Khê, chèo thuyền, đánh bắt cá, chế biến món ăn dân dã địa phương %

Di Tích Cầu Đá
Di tích thuộc thôn Phú Long, xã Phổ Khánh, nằm ở vị trí cửa khẩu đầm của đầm An Khê chảy vào lạch An Khê để đi ra Cửa Lỗ, ra biển. Cầu đá nối liền con đường bộ xưa kia của người Chăm đi từ bờ Bắc của đầm An Khê ra bờ Đông của Đầm. Chuyển kể rằng xưa kia khi vùng này còn là nơi ở và tranh chấp giữa người Chăm và người Việt, hai bên một lần đã đánh cuộc với nhau hễ ai bắc cầu trước thì sẽ ở lại, kẻ thua phải rời đi. Người Chăm hì hục vác đá để xây, còn người Việt thì dùng tre rút. rút cuộc người Việt bắc xong cầu trước, người Chăm thua cuộc phải bỏ dỡ công việc xây cầu và đi…

Di tích Phú Khương
Di tích Phú Khương là khu mộ chum văn hoá Sa Huỳnh rất lớn, phân bố trên trảng cát lớn của dải cồn cát Sa Huỳnh ven đầm An Khê, thuộc thôn Phú Long. di tích được bà La Bare khai quật vào năm 1923 và đã phát hiện trên 120 chum cùng số lượng lớn hiện vật. Kết quả khai quật của La Barre được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong bút ký khảo cổ học Đông Dương. Theo mô tả của H. Parmentier thì đồi cát này có bề rộng khoảng 2,5 đến 3m, có thể trước kia rất cao do có tác động của đào bới trước đó nên khi bà La Barre khai quật khu mộ chum còn nguyên chưa bị đào phá.
HOMESTAY
CÁC TRẢI NGHIỆM TẠI PHỔ KHÁNH
ẨM THỰC PHỔ KHÁNH

Tép đồng rang

Bánh ít mỳ

canh cá Thửng nấu Lưỡi Long

Củ lang khô nấu đường
CÁC SẢN PHẨM TẠI PHỔ KHÁNH
CÁC DỊCH VỤ TRẢI NGHIỆM
TIN TỨC

Tập huấn du lịch cộng đồng

ĐỐI TÁC





