Mô tả
Củ sắn Phú Thiện của HTX Nông nghiệp Phổ Khánh (xã Phổ Khánh) là sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao, đây là loại cây trồng lâu đời tại Phổ Khánh. Củ sắn hay củ đậu là một loại cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và khu vực Trung Mỹ, có tên gọi khoa học Pachyrchizus. Tại mỗi vùng miền của Việt Nam, củ đậu còn được gọi bằng cách khác nhau, như củ sắn hoặc sắn nước. Loại củ này được thu hoạch vào nhiều vụ quanh năm, đặc biệt, trong dịp tháng 6 và tháng 10, có thể tìm mua củ đậu khá dễ dàng.
Cây củ đậu thường có chiều cao trung bình từ 4 – 5m nếu leo giàn, lá cây gồm 3 chét tam giác rộng, mỏng, hoa màu tím nhạt thường nở vào tháng 4 hoặc tháng 5. Quả củ đậu hơi có lông, không cuống, dài 12cm, vỏ củ có màu vàng nhạt, mỏng còn phần ruột thì màu trắng. Củ đậu có thể ăn sống được hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác dưới dạng kho, súp, xào.
Tác dụng của củ đậu
Củ đậu là một loại củ mọng nước bởi nước chiếm khoảng 80-90% hàm lượng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Cùng tìm hiểu 7 công dụng của củ đậu đem lại:
1.1 Giúp xương và răng khỏe mạnh
Củ đậu là nguồn cung cấp dồi dào phốt pho và kali – hai khoáng chất thiết yếu duy trì sự phát triển chắc khỏe của xương cũng như hàm răng. Nếu đang điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp bạn có thể ăn từ 1-2 củ đậu trong một ngày.
Củ đậu cung cấp các khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển xương khớp (Nguồn: Internet)
1.2 Giảm nám da
Một tác dụng của củ đậu trong làm đẹp là làm trắng và sáng da. Hàm lượng lớn nước trong củ đậu sẽ giữ làn da của bạn luôn tươi sáng và bớt đi các vết thâm đen, tàn nhang trên gương mặt.
Củ đậu cũng có thể được sử dụng như một mặt nạ dưỡng ẩm và tẩy các tế bào chết. Hãy thử đắp mặt nạ củ đậu khoảng 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
1.3 Điều trị táo bón
Inulin trong củ đậu có các đặc tính giống chất xơ, giúp cải thiện chức năng của ruột và duy trì các chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Nếu đang bị táo bón (2 – 3 ngày mới đi vệ sinh một lần) thì bạn nên tăng cường ăn củ đậu.
1.4 Giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh
Vào thời kỳ mãn kinh, hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả và có sự mất cân bằng các nội tiết tố estrogen và progesterone, gây nên tình trạng bốc hỏa khó chịu ở các chị em. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo ăn thêm củ đậu, nhằm bổ sung phytoestrogen – hoạt chất có tác động tương tự estrogen.
Xem thêm: Sự thật về mãn kinh mà mọi phụ nữ đều cần biết
1.5 Kiểm soát nồng độ axit dạ dày
Nồng độ axit dạ dày cao sẽ gây ra các vết loét, nên ăn thêm củ đậu để bổ sung chất kiềm làm mát và giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh hơn.
1.6 Tác dụng của củ đậu tốt cho tim mạch
Củ đậu rất giàu chất xơ, vitamin C và inulin hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần cải thiện hoạt động tuần hoàn máu của tim mạch.
Củ đậu vốn thuộc nhóm thực phẩm có tính mát, cung cấp hàm lượng nước cùng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu nên các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mẹ bầu thêm loại củ này trong thực đơn dưỡng thai. Theo đó, mẹ có thể sử dụng củ đậu như một trái cây thông thường, ăn tráng miệng sau các bữa ăn chính để tiếp nạp thêm dưỡng chất bồi bổ sức khỏe, đồng thời góp phần kích thích sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.