Di tích thuộc thôn Phú Long, xã Phổ Khánh, nằm ở vị trí cửa khẩu đầm của đầm An Khê chảy vào lạch An Khê để đi ra Cửa Lỗ, ra biển. Cầu đá nối liền con đường bộ xưa kia của người Chăm đi từ bờ Bắc của đầm An Khê ra bờ Đông của Đầm. Chuyển kể rằng xưa kia khi vùng này còn là nơi ở và tranh chấp giữa người Chăm và người Việt, hai bên một lần đã đánh cuộc với nhau hễ ai bắc cầu trước thì sẽ ở lại, kẻ thua phải rời đi. Người Chăm hì hục vác đá để xây, còn người Việt thì dùng tre rút. rút cuộc người Việt bắc xong cầu trước, người Chăm thua cuộc phải bỏ dỡ công việc xây cầu và đi…

Hiện trạng di tích đã không còn nguyên vẹn, ở bai bên đầu của mố cầu còn lại hai đống đã, phía dưới lòng lạch nước có rất nhiều đá vốn được xếp lại để làm cầu đi qua. Cầu Đá có nhiều ở Quảng Ngãi và miền Trung, là dạng kiến trúc Champa độc đáo, là dạng cầu chìm dùng đi lại trong thời kỳ lịch sử Chăm – Việt. Di tích nằm trong khu vực khoanh vùng của đầm An Khê, nơi cửa khẩu của đầm đi vào lạch An Khê
