• Tiếng Việt
  • English
Hit Enter to search or Esc key to close
DLPK-Final-28-11-02

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN DU LỊCH DU LỊCH ĐẾN PHỔ KHÁNH

Nằm trên dọc theo Quốc Lộ 1A, tại Phổ Khánh vẫn còn giữ nhiều dấu ấn của văn hóa Sa Huỳnh (2.500 – 3.000 năm trước) đến văn hóa Chăm Pa (TK VII-XV) và lớp cư dân Đại Việt ngày nay.
Chúng tôi luôn chào đón Quý khách như một thành viên của cộng đồng công đồng dân cư Phổ Khánh! Mong rằng quý khách sẽ có những trải nghiệm thú vị tại đây nhé!

Triển vọng phát triển

Du lịch cộng đồng tại Phổ Khánh tuy mới phát triển trên tuyến hành trình đi về phía Nam, với nhiều giá trị về di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan môi trường, văn hóa, lịch sử độc đáo và đa dạng.

Dưới sự quản lý của nhà nước với nguyên tắc đặt cộng đồng bản địa làm chủ thể, phát triển cộng đồng dựa trên nguồn lực có sẵn của địa phương, lấy du lịch – học tập cộng đồng làm động lực để kết nối, hợp tác, phát triển đa ngành, Phổ Khánh đang và được các chuyên gia kỳ vọng sẽ đáp ứng được các tiêu chí của về một sản phẩm du lịch bền vững ….

Đầm An Khê – trái tim của Phổ Khánh

Đầm An Khê như một nhân chứng ngàn năm chứng kiến bao biến thiên của thời đại. Từ văn hóa Sa Huỳnh, đến văn hóa Chăm Pa và văn hóa Đại Việt. Bởi thế đầm là mạch nguồn nối hiện tại với quá khứ, để con cháu đời sau có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống của tổ tiên những đời trước. Do đó, đầm An Khê Quảng Ngãi được mệnh danh là một di sản, một “báu vật” thiên nhiên của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

quanh khu vực đầm An Khê  là những di chỉ rất có giá trị của nền văn hóa Sa Huỳnh như Phú Khương, Thạnh Đức và Long Thạnh. Đầm An Khê là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình phát triển và lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh trong quá khứ. Bởi vì đây là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, khai thác thủy sản và sản xuất nông nghiệp của cư dân Sa Huỳnh cổ.

Gìn giữ, phát triển làng gốm Phổ Khánh

Làng gốm Phổ Khánh tập trung tại thôn Trung Sơn và Vĩnh An xã Phổ Khánh. Nghề ngày nay tuy không còn hưng thịnh nhưng vẫn được khách hàng ưa chuộng nhờ giữ được kỹ thuật lâu đời. Để có được sản phẩm vừa thanh và chín đều, vừa đẹp lại vừa bền, người thợ phải thận trọng trong từng công đoạn. Trước hết là phải chọn đất sét vàng, đất sét xanh đem về phơi thật khô rồi đập, sàng lấy đất mịn, nhào nặn, tạo hình, chuốt, phơi khô rồi đem nung. Gốm Phổ Khánh hoàn toàn là gốm mộc, không sử dụng một loại nước men nào. Để có mẻ gốm đạt chất lượng, người thợ phải biết cách xem lửa và dừng đúng lúc. Thông thường, thời gian nung sẽ kéo dài từ 14 đến 24 tiếng.

Lưỡi Long, Củ, Rạm, Hến– sản vật bình dị giữa làng quê…

Thời tiết khắc nghiệt nhưng cũng đãi ngộ cho người dân Phổ Khánh nhiều loại đặc sản phong phú. Các nhà khoa học đã nhận định, cách nay hơn 2.000 năm về trước, từ thời kỳ Văn hóa Sa Huỳnh, hệ sinh thái trong không gian sinh tồn của người Sa Huỳnh xưa không thay đổi nhiều so với hiện nay. Do đó, các sản vật đang hiện hữu tại Phổ Khánh cũng mang hơi thở của văn hoá Sa Huỳnh.

Quý khách sẽ được cảm nhận hương vị của làng quê qua các món ăn truyền thống như: Canh hến nấu rau muống, Rạm rang, canh cá thửng lưỡi long, mứt lưỡi long…  

Trải nghiệm tại Phổ Khánh

Mọi hoạt động, dịch vụ trải nghiệm tại Phổ Khánh đều có sự tham gia, xây dựng và phát triển bởi cộng đồng người dân bản địa nhằm mang tới cho du khách những trải nghiệm nguyên bản, độc đáo được lồng ghép những câu chuyện về văn hóa, lịch sử, di sản, địa chất của chính mảnh đất này.

Tổ hội ghe thuyền được thành lập bởi chính những ngư dân trong làng sẽ đưa du khách trải nghiệm những cảnh đẹp của biển trời mênh mang, ngắm toàn bộ cảnh đầm An Khê trong khi đón bình mình hay nắng chiều trên chiếc ghe truyền thống.